Hà Nội 'khát' bãi đỗ ô tô: Ai chịu trách nhiệm?
Luôn ý thức tiết kiệm điện cho... khách sạn
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
Ngoại hạng Anh: Cuộc đua tránh 'sẩy chân'
Hãy dắt dẫn các em học sinh nhỏ của chúng ta đến với cây xanh, để các em tự mình khám phá vẻ đẹp chân chất và hồn nhiên của thân lá cành, của màu xanh cây, để các em thấy cây xanh là người bạn dễ thương nhất của mình.
Dẫn đầu là cặp tiền đạo Nguyễn Xuân Son và Nguyễn Tiến Linh của đội tuyển Việt Nam trong sơ đồ 4-4-2 do ban tổ chức AFF Cup công bố. Các cầu thủ còn lại góp mặt gồm Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Hai Long ở hàng tiền vệ.Ở hàng thủ là trung vệ Bùi Tiến Dũng và Bùi Hoàng Việt Anh. Trong khung thành không ai khác là thủ môn Nguyễn Đình Triệu.Chỉ có 2 cầu thủ Thái Lan góp mặt trong đội hình tiêu biểu AFF Cup 2024 là hậu vệ Nicholas Mickelson và trung vệ Pansa Hemviboon. Các đội Philippines và Singapore đều đóng góp 1 cầu thủ, lần lượt là tiền vệ Sandro Reyes và Kyoga Nakamura.Đây là sự lựa chọn được cho rất hợp lý, khi đội tuyển Việt Nam có hành trình thi đấu và đăng quang ngôi vô địch AFF Cup 2024 hết sức thuyết phục, với tổng cộng 7 trận thắng và chỉ có 1 trận hòa. Ghi tổng cộng 21 bàn, chỉ để lọt lưới 6 bàn. Đặc biệt từ vòng bán kết và chung kết, đội tuyển Việt Nam toàn thắng cả 2 lượt trận với đội Singapore và Thái Lan để có lần thứ 3 đăng quang ngôi vô địch khu vực.Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải và là vua phá lưới với 7 bàn. Trong khi tiền đạo Tiến Linh cũng đóng góp 4 bàn. Quang Hải góp 2 bàn, trong khi Hai Long là cầu thủ ghi bàn ấn định tỷ số 3-2 cho đội tuyển Việt Nam phút 90+20 ở trận chung kết lượt về ngày 5.1, với cú sút từ giữa sân để bóng từ từ lăn vào lưới trong sự bất lực của các hậu vệ Thái Lan lao về cản phá trong vô vọng.Ở hàng thủ, trung vệ Bùi Tiến Dũng và thủ môn Đình Triệu là những bức tường vững chắc giúp đội tuyển Việt Nam trở thành đội có hàng phòng ngự tốt nhất tại AFF Cup 2024.Đội hình tiêu biểu AFF Cup 2024 được lựa chọn dựa trên kết quả bỏ phiếu của độc giả trên trang chủ giải đấu từ ngày 6.1 đến 16.1.
Khoa học nói gì về việc 'vợ chồng nên giữ tiền chung hay riêng?'
Nhìn chung, giá heo bình quân cả nước hiện đang ở mức 65.000 đồng/kg, đây là mức giá khá hấp dẫn, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, việc tái đàn đang gặp khó khăn do thiếu hụt heo giống, giá tăng cao trong khi tâm lý cũng như khả năng tài chính của hộ chăn nuôi đã cạn kiệt. Nguồn cung thịt heo cho thịt trường hiện nay chủ yếu do các công ty chăn nuôi có quy mô công nghiệp điều tiết. Khả năng thiếu hụt nguồn heo giống dự báo sẽ còn kéo dài nên giá heo hơi có thể giữ mức cao đến cuối năm.

Mỹ rà soát lần 2 về thuế chống bán phá giá tháp điện gió từ Việt Nam
CEO Vua Nệm: Bán giấc ngủ ngon cho khách hàng với giá... 1 ly trà đá!
Cuối năm 2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc (nơi Nguyễn Thị Hương tập luyện) đã ban hành thông báo về việc tạm dừng công tác huấn luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao. Văn bản nêu: "Căn cứ quyết định số 65/QĐ-SVHTTDL ngày 29.1.2024 của Sở VH-TT-DL về việc giao chỉ tiêu HLV và VĐV các đội thể thao thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024; Căn cứ đề nghị của các đội tuyển thể thao và tình hình thực tế chưa được cấp dinh dưỡng tập luyện thường xuyên cho HLV, VĐV. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc thông báo:Tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao từ ngày 24.12.2024 cho đến khi được cấp kinh phí nuôi dưỡng thường xuyên năm 2024. Yêu cầu HLV, VĐV trong thời gian tạm dừng tập luyện thực hiện đúng theo quy định pháp luật trong việc phát ngôn, thông tin chính xác về việc chưa có chế độ dinh dưỡng thường xuyên và tham gia giao thông đảm bảo an toàn, chấp hành đúng quy định của luật giao thông.HLV bàn giao VĐV cho gia đình quản lý trong thời gian tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên. Trong thời gian tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên gia đình chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của VĐV. Phòng Huấn luyện và Quản lý VĐV nắm bắt tình hình và báo cáo Ban giám đốc quá trình đi lại của các VĐV khi về đến gia đình".Như Thanh Niên đã thông tin trước, gương mặt tài năng của thể thao Việt Nam VĐV Nguyễn Thị Hương đã viết đơn xin được nghỉ tập môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 1.1.2025. Trong đơn xin nghỉ tập, cô gái sinh năm 2001 bày tỏ: "Em bắt đầu tập luyện và trở thành VĐV môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 8.2016. Trong 9 năm qua em đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nỗ lực tập luyện và cống hiến cho thể thao tỉnh Vĩnh Phúc để giành nhiều tấm huy chương cao quý tại các giải đấu quốc tế và trong nước, mang vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, em vinh dự giành tấm vé tham dự chính thức thể vận hội Olympic Paris 2024.Tuy nhiên, trong 3 năm (từ 2022 đến năm 2024), cá nhân em chưa nhận được tiền thưởng huy chương các giải trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng của năm 2024. Nay em cũng đã lớn tuổi và do điều kiện hoàn cảnh gia đình, em viết đơn này xin được nghỉ tập VĐV tại môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc. Kính mong Ban Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho em được nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 theo nguyện vọng của gia đình và cá nhân". Hương vẫn tập luyện trong màu áo đội tuyển đua thuyền Việt Nam. Nguyễn Thị Hương là cô gái vàng của làng thể thao và là tuyển thủ đầu tiên của Việt Nam giành suất chính thức để tranh tài tại một kỳ Olympic cho môn đua thuyền canoeing. Cô cũng là một trong hai VĐV nhận được nhiều huy chương vàng nhất tại SEA Games 31. Năm 2024 là một cột mốc lịch sử khi Nguyễn Thị Hương giành HCB tại giải vô địch châu Á.Tại lễ trao giải thưởng VTV Awards - Ấn tượng VTV 2024 diễn ra tại Hà Nội ngày 1.1.2025. Nguyễn Thị Hương được vinh danh ở hạng mục giải thưởng Gương mặt trẻ ấn tượng lĩnh vực Thể thao. Cô cũng giành giải thưởng VĐV trẻ của năm ở Cúp Chiến thắng 2024.
'Đèn mặt trời' trên cao nguyên đá
Để giúp loại bỏ cảm giác no quá mức, uể oải, đầy hơi, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 5 mẹo hay.Biết trước những thành phần nào gây khó chịu có thể giúp loại bỏ chứng đầy hơi.Bác sĩ Michael Hartman, chuyên gia dinh dưỡng đang làm việc tại Mỹ, khuyên: Biết những loại thực phẩm bản thân không dung nạp và các tác nhân gây kích thích khác là rất quan trọng để tránh hoặc hạn chế nhằm ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, theo trang tin sức khỏe của Mỹ Healthline.Để xác định những loại thực phẩm gây đầy hơi, cô Erin Palinski-Wade, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, khuyến nghị nên ghi lại nhật ký thực phẩm hằng ngày.Tốt nhất là theo dõi thực phẩm bạn ăn, khẩu phần ăn, thời gian, cũng như bất kỳ triệu chứng nào bạn cảm thấy. Điều này có thể giúp bạn xác định thực phẩm có thể gây đầy hơi.Chờ quá lâu giữa các bữa ăn cho đến khi đói thường có thể dẫn đến ăn quá nhanh và quá nhiều, điều này có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chuyên gia Palinski-Wade cho biết.Thay vì dành tất cả cho một bữa ăn lớn, hãy ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ đều đặn để hỗ trợ tiêu hóa trong suốt cả ngày.Hãy cẩn thận với các loại thực phẩm có thể gây đầy hơi, như ăn cùng lúc nhiều rau họ cải, quá nhiều chất xơ hoặc nhiều chất béo, muối và đường, cô ấy nói.Chuyên gia Palinski-Wade gợi ý nên ăn uống điều độ. Hãy chọn khẩu phần ăn gồm 1/3 là rau củ quả, 1/3 là protein nạc và 1/3 còn lại là món yêu thích, cô nói. Điều này cho phép bạn thưởng thức tất cả các món ăn mà không ăn quá nhiều, giúp giảm đầy hơi.Các loại rau như rau bina, cải xoăn, cải thìa, măng tây và cải cầu vồng có hàm lượng nước cao và cũng ít calo và chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng có tác dụng tốt trong việc giảm đầy hơi, chuyên gia cho biết.Chuyên gia Palinski-Wade khuyên nên tăng dần chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh và giảm đầy hơi, nhưng đừng tăng cùng lúc quá nhiều chất xơ vì có thể dẫn đến đầy hơi nhiều hơn. Ngoài ra, nếu không tăng lượng nước hấp thụ khi tăng chất xơ, cũng có thể dẫn đến đầy hơi và táo bón.Các loại rau họ cải như bông cải xanh cũng có thể gây ra nhiều khí hơn, vì vậy, tốt nhất là nên ăn các loại rau này khi nấu chín thay vì ăn sống để giảm đầy hơi, chuyên gia Palinski-Wade cho biết.Uống rượu cùng bữa ăn thịnh soạn có thể khiến đầy hơi tồi tệ hơn. Bác sĩ Hartman khuyên nên uống nhiều nước nhưng cần uống rải ra để ngăn ngừa đầy hơi, đừng uống nhiều nước cùng lúc vì có thể làm tăng đầy hơi, cô cũng khuyên nên hạn chế lượng rượu, theo Healthline.
hi8896.com
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái "10 điểm cho anh trai tinh ý. Nhớ chỉ các cháu điểm mù xe lớn khi đi đường nghe mọi người". Theo đoạn clip, bé gái đi xe đạp sát bên chiếc xe tải, người đàn ông ở trong quán cà phê thấy liền đi ra chỉ bé đi lên phía trước. Bé gái đang chuẩn bị lên xe đạp, xe tải cũng bắt đầu di chuyển. Thấy tình huống nguy hiểm, xe tải có thể chạm xe đạp của bé gái, người này đi lên theo, giơ tay ra tín hiệu để tài xế xe tải dừng lại kịp thời. Sau khi bé gái di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm, người đàn ông ngỏ ý cảm ơn đồng thời thông báo để tài xế xe tải biết và tiếp tục di chuyển. Vụ việc xảy ra khoảng 6 giờ 16 phút ngày 27.12. Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự quan tâm, bình luận của dân mạng. Ai nấy đều cho rằng đó là tình huống nguy hiểm, người đàn ông đã tinh ý giúp đỡ để bé gái được an toàn. Tài khoản Lê Tý bình luận: "Nhìn vậy chứ nguy hiểm lắm, vào điểm mù xe tải của ô tô rồi đó". Nick name Chấn Quang chia sẻ: "Tình huống trông bình thường vậy chứ rất nguy hiểm đấy, sai một ly đi luôn một dặm. Bạn Vương Linh viết: "Anh trai quá xuất sắc, chúc anh và gia đình luôn mạnh khỏe, bình an". Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, anh Nguyễn Tấn Hưng (31 tuổi) là người cứu bé gái. Anh cho biết vụ việc diễn ra ở trước quán cà phê của anh ở H.Mộ Đức, Quảng Ngãi. Khi để ý thấy bé gái sắp vào điểm mù xe tải nên đến hướng dẫn bé đi qua. "Tôi hướng dẫn bé đi lên phía trước nhưng bé dừng gần xe quá nên bác tài không thấy. Lúc đó, tôi thấy bác tài chuẩn bị xuất phát nên giơ tay ra tín hiệu có chướng ngại vật phía trước. Tôi đoán bé gái học cấp 1, thời gian gấp rút quá nên sau đó không kịp giải thích điểm mù xe tải với bé gái. Đó là lương tâm của bản thân, phải làm cách nào để va chạm không xảy ra, lúc đó không nghĩ gì nhiều hết", anh Hưng nói. Cũng theo anh Hưng, trước đây anh có lái xe 7 chỗ, gặp tình huống đó biết nguy hiểm có thể xảy ra. Nơi anh buôn bán gần đường quốc lộ, có nhiều phương tiện qua lại. Anh đăng clip lên mạng xã hội để phụ huynh biết điểm mù và hướng dẫn các con tránh gặp trường hợp nguy hiểm. Cách đây không lâu, anh Vũ Tiến Anh (34 tuổi, ở TP.Hòa Bình) cũng có hành động tương tự khi cứu bé trai tránh điểm mù xe tải. Anh cho biết, thời điểm đó anh đi đón con học cùng trường với bé trai trong clip. Lúc đi đổ xăng thấy bé trai đi gần xe tải nên quyết định kéo bé lại."Lúc đầu bé trai đi ngược chiều rồi mới tạt qua đi gần xe tải, clip đăng trên mạng xã hội họ đã cắt ngắn. Tôi chủ động nên không sợ bé giật mình bị ngã, tài xế xe tải có bảo thấy tôi kéo lại nên mới yên tâm đi. Bé trai đi ngược chiều nên tài xế không thấy, cháu hơn con tôi 1 tuổi. Kéo bé xong, tôi định quát nhưng sợ bé hoảng nên không dám quát nữa, cháu có nói xe bị mất phanh (mất thắng - PV)", anh Tiến Anh bày tỏ.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư